Giáo án Ôn tập về đại lượng (2022) mới nhất – Toán lớp 4 – 2023


Với Giáo án Toán lớp 4 Ôn tập về đại lượng mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.

Giáo án Toán lớp 4 Ôn tập về đại lượng

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

– Chuyển đổi được số đo khối lượng.

– Thực hiện được phép tính với số đo đại lượng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: – SGK + Bảng phụ.

HS: – SGK + Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5p

A. Kiểm tra bài cũ:

? Để đo khối lượng, ta có những đơn vị đo nào?

? Mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền kề?

– Nhận xét, đánh giá HS.

– 2 HS trả lời, lớp nhận xét

1p

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

– Lắng nghe

30p

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1:

– HS đọc yêu cầu BT và quan sát bảng

+ Bài tập yêu cầu những gì?

– Yêu cầu cá nhân HS làm bài

– Lớp và GV nhận xét

+ Tại sao đổi một tấn = 100 yến?

+ Dựa vào điều kiện nào để điền được số chính xác vào chỗ chấm? 2 HS đọc lại kết quả bài tập, lớp theo dõi.

– Viết số thích hợp vào chỗ chấm

– 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở

– 2 HS đọc bài, lớp nhận xét, chữa bài

1 yến = 10kg

1 tạ = 10 yến

1 tạ = 100kg

1 tấn = 10 tạ

1 tấn = 1000kg

1 tấn = 100 yến

Bài 2

– HS đọc đề bài

– Mời 3 HS lên bảng làm bài. Dưới lớp đối chiếu kết quả và nhận xét.

+ Đổi 7 tạ 20 kg =….kg, như thế nào?

+ 4000kg = ……tấn, được đổi như thế nào? tại sao?

+ Bài tập ôn những gì?

– Yêu cầu HS đổi chéo VBT kiểm tra.

– Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

– Hs làm bài vào vở ô li.

– Đọc bài – nhận xét – chữa bài.

a. 10 yến = 1 kg; 50kg = 5 yến.

Giáo án Toán lớp 4 bài Ôn tập về đại lượng mới nhất, chuẩn nhất yến = 5 kg; 1 yến 8kg = 18kg.

b. 5 tạ = 50 yến; 30 yến = 3tạ.

7 tạ 20kg = 720kg; 1500kg = 15tạ.

c. 32 tấn = 320 tạ; 230 tạ = 23 tấn

4000 kg = 4 tấn; 3 tấn 25kg = 3025kg.

Bài 3

– HS đọc đề bài và thảo luận nhóm.

– Mời 2 nhóm lên bảng thi điền nhanh, đúng kết quả. lớp cổ vũ và nhận xét.

– Gv nhận xét – tuyên dương nhóm thắng cuộc.

+ Để điền được dấu >; <; =, ta cần phải làm như thế nào?

– (>; <; =).

– 2 nhóm lên bảng thi điền nhanh, điền đúng.

– Nhóm khác nhận xét.

2kg7hg = 2700g;

60kg7g > 6007g.

5kg3g < 5035g;

12500g = 12kg500g.

Bài 4

– HS đọc bài toán và tóm tắt.

+ Bài toán cho biết, hỏi gì?

– HS làm bài. 1 HS lên bảng thực hiện kết quả

– Lớp và GV nhận xét.

+ Tại sao phải đổi 1kg 700g -> g?

+ Kết quả cả rau và cá nặng? kg? tại sao?

– HS đọc và tóm tắt bài toán.

– Hs trả lời.

– Hs làm bài vào vở.

– 1 hs lên bảng thực hiện.

– Đọc bài – nhận xét.

Đổi: 1kg 700g = 1700g.

Rau và cá nặng số ki – lô – gam là:

1700 + 300 = 2000 (g) = 2kg.

Bài 5

– HS đọc đề bài và tóm tắt:

+ Bài toán yêu cầu gì? cho biết điều kiện gì?

+ Muốn biết xe ô tô chở được bao nhiêu tạ gạo ta cần biết những gì?

– Cả lớp học bài. 1 HS lên bảng chữa bài.

– HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

+ Bài toán ôn kiến thức nào đã học?

– Hs lên bảng chữa bài.

– Hs nhận xét.

Xe chở được số tạ gạo là:

50 x 32 = 1600 (kg).

1600kg = 16 (tạ).

 16 tạ.

4p

C. Củng cố – dặn dò:

? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng?

– GV hệ thống nội dung bài

– GV nhận xét giờ học

– Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập về đại lượng (tiếp theo).

– 2 HS nêu

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



Source link edu

Trả lời